Bệnh Gout và những điều cần biết

Bệnh Gout 19/11/2021 12 lượt xem

     

ảnh sưu tầm

  • Bệnh gút được biết đến với những cơn đau cấp điển hình là sưng đau ngón chân cái, biến dạng khớp, hạt tophy; tuy nhiên đó chỉ là hậu quả của sự tăng acid uric trong máu mà biểu hiện sớm nhất là ở các khớp.
  • Bênh gút có bản chất là một bệnh chuyển hoá, do thiếu enzyme chuyển hoá hypoxanthin và guanine mà chúng không thể tham gia tổng hợp nên các acid nucleic tương ứng, từ đó thoái hoá thành acid uric với số lượng lớn, trôi nổi trong máu do thận đào thải không xuể.

ảnh sưu tầm

Nồng độ acid uric tăng cao trong máu và nước tiểu, lắng đọng urat ở sụn, túi nhầy của khớp gây nên các tình trạng viêm hay nói cách khác viêm khớp trong bênh gút là do sự lắng đọng các tinh thể urat trong dịch khớp hoặc mô.

  • Bệnh gút thường gặp nam giới, tuổi trung niên, đỉnh khởi phát bệnh là 50 tuổi, nhưng tỉ lệ mắc bệnh tăng dần ở cả hai giới nam và nữ ở những nhóm tuổi cao hơn.
  • Bệnh gút được đặc trưng bởi những cơn gút cấp được mô tả là một cơn đau cấp, thường xảy ra về ban đêm, sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều thịt rượu.
  • Thường xảy ra ở khớp bàn ngón chân cái (chiếm 70% – 80%): khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi thứ tự: bàn chân,cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ viêm khớp một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp. Sau 5 – 7 ngày dấu hiệu viêm thường giảm và có thể hết trong vòng 2 tuần mà không  để lại biến chứng gì.

  • Nguyên nhân: Nguyên nhân được chia làm 2 loại: nguyên phát (chiếm đa số trường hợp) và thứ phát.
  • Nguyên phát: chưa rõ nguyên nhân, nhưng chế độ ăn nhiều chất đạm (protein) được xem là làm trầm trọng thêm mức độ bệnh.
  • Thứ phát: có thể do bất thường của gen, hoặc do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải hoặc cả hai.
  • Suy thân nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ lọc của thận.
  • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp.
  • Dùng thuốc lợi tiểu như: Furosemid, Thiazid….
  • Dùng thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính, thuốc chống lao.
  • Yếu tố nguy cơ có thể là bệnh tăng huyết áp, tăng insulin máu và đề kháng insulin máu, béo phì, bệnh chuyển hoá, uống nhiều rượu.
  • Xét nghiệm

                               

ảnh sưu tầm

  • Xét nghiệm máu: thấy acid uric máu tăng (có thể tăng trong giai đoạn bệnh nào đó hoặc có thể tăng liên tục).
  • Xét nghiệm dịch khớp: Soi thấy tinh thể urat trong dịch khớp
  • X quang khớp:  giai đoạn đầu thấy bình thường, nếu giai đoạn muộn thấy biến dạng khớp.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được các bác sĩ giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất về bệnh gout!

Liên hệ với chúng tôi

TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI XƯƠNG KHỚP VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.